Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Lãi suất càng cao nghĩa là số tiền ra đi không trở lại càng lớn

Lãi suất càng cao nghĩa là số tiền ra đi không trở lại càng lớn. Có thể mức lãi 55 USD cho khoản nợ 1.000 USD với lãi suất thường niên APR 5,5% chưa nhiều. Nhưng nếu lãi suất là 19,9%, mức trung bình của thẻ tín dụng, bạn mất đi 199 USD mỗi năm và gần 1.000 USD cho khoản nợ 5.000 USD.
Một khoản nợ yêu cầu thanh toán hàng tháng làm giảm sự tự do của bạn. Giả sử với khoản nợ 5.000 USD ở trên, chủ nợ yêu cầu phải thanh toán tối thiểu 100 USD mỗi tháng. Số tiền 100 USD này bạn có thể bắt đầu kinh doanh nhỏ, để dành cho một chiếc xe hay tiết kiệm khi về hưu. Tự do của bạn đã bị con quái vật nợ ăn mất. 
no-1374142459_500x0.jpg Ngoài ra, sự hiện diện của các khoản nợ lãi cao còn mang thêm những món nợ khác vào cuộc sống của bạn. Bạn loại bỏ được tất cả chúng rồi lại chìm trong nợ nần. Ví dụ, sau khi xử lý được một nửa số nợ, bạn mất việc, xe hỏng và phải xử lý những vấn đề đó. Kết quả là bạn không thể rút chân ra khỏi vũng bùn nợ.
Có một số cách để thoát ra khỏi những vấn đề này, cho dù bạn đang tránh nó hoặc trong hố sâu tuyệt vọng. 
Xây dựng một quỹ khẩn cấp nhỏ
Bước đầu tiền ở đây không phải là trả sạch nợ. Trả hết nợ ngay lập tức giống như bạn nhảy ra khỏi hố cát mà không có gì bám lấy và rồi lại trượt vào đó. Vì vậy, bất kể bạn đang ở đâu, hãy tự tạo cho mình một quỹ khẩn cấp nằm bên trong tài khoản tiết kiệm. Nó không cần phải quá lớn. Mục tiêu được đặt ra nên là 1.000 USD một năm tương đương với để dành 20 USD mỗi tuần hoặc ít hơn để phù hợp với khả năng của bạn. Việc làm này nên để ngân hàng thực hiện tự động thông qua tài khoản nhận lương.
20 USD một tuần không phải là quá khó. Bạn sẽ tự thích nghi để đạt được điều này từ những việc như bớt các bữa ăn ngoài tốn kém, hạn chế uống cà phê, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng.... Sau 3 tháng bạn sẽ có 240 USD và 1.000 USD sau một năm.
Hãy để khoản tiền 1.000 USD này chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể sẽ bị cám dỗ để chi tiêu 1.000 USD này vào việc khác hoặc trả nợ. Không nên. Nó phải luôn ở đó phòng khi mất việc bất ngờ hoặc phương tiện đi lại bị hỏng và giúp bạn không bị hút trở lại vào cảnh nợ nần.
Bạn sẽ làm gì tiếp khi đạt mức 1.000 USD? Nhiều người gửi tiết kiệm, sau đó lấy khoản lãi hàng tháng để thanh toán nợ thêm mà không xâm phạm vào 1.000 USD đó.
Lập một kế hoạch trả nợ
Khi bạn đã có quỹ khẩn cấp tại chỗ, công việc kế tiếp là phải xử lý các khoản nợ một cách thông minh. Tạo một danh sách gồm các khoản nợ, sau đó xác định khả năng có thể giảm lãi của từng món bằng cách như gọi điện cho tổ chức tín dụng của bạn và thương lượng giãn thời hạn trả nợ.
Danh sách nợ này một lần nữa được sắp xếp lại với lãi suất cao ở trên cùng. Sau đó, sử dụng tất cả những gì bạn có để xử lý các khoản nợ lãi suất cao nhất mà không phải động đến quỹ khẩn cấp. Sống đơn giản hơn, bán bớt những thứ không có nhu cầu sử dụng, làm thêm....
Khi khoản nợ đầu tiên biến mất, bạn tiếp tục tiêu diệt xuống món thứ 2, 3. Khả năng thanh toán tăng dần và chẳng bao lâu bạn sẽ thấy tự do.
Tránh nợ lãi cao
Một số người có lợi khi vay thế chấp nhà, thẻ tín dụng có thể là công cụ tài chính hữu ích nếu sử dụng đúng cách. Do đó, nợ không hoàn toàn xấu nhưng nên tránh lạm dụng nó.
Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng vô tội vạ. Thay vì chỉ để thanh toán những món hàng thường xuyên như gas, điện, nước..., họ lại dùng để mua bất kỳ sản phầm nào thích mà không quan tâm đến giá cả. Nếu bạn đang đi theo hướng đó, hãy dừng ngay việc sử dụng thẻ tín dụng.
Thay vào đó, hãy thử tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Để chiếc thẻ "vạn năng" của bạn ở nhà.Khi sử dụng, bạn phải xác định được mục đích cụ thể của việc đó. Ví dụ, sử dụng thẻ ưu đãi xăng dầu để tiếp nhiên liệu, thẻ visa mua sắm có tích điểm....
Có 2 lý do lớn cho phương pháp này. Đầu tiên, nó tạo một lịch sử tín dụng tốt, cải thiện tỷ lệ bảo hiểm và tạo thêm cơ hội hỗ trợ cho công việc của bạn.Thứ 2, sử dụng thẻ như trên và thanh toán đầy đủ hàng tháng thì bạn có thể tiết kiệm được ít nhất 3% số tiền đã tiêu.
Nguyễn Tâm

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Thủ tục vay tín chấp tại ABBank

Trả lời:
Để vay tín chấp, khách hàng cần có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh, thành phố có chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng, nơi khách hàng giao dịch trực tiếp. Vì vậy trong trường hợp này, bạn có thể vay vốn tại địa phương nơi bạn có hộ khẩu thường trú.



Ngoài mức thu nhập ròng hàng tháng trên 5 triệu đồng, bạn phải có thời gian làm việc trên một năm. ABBank cho vay tín chấp với các đối tượng đang làm việc tại các công ty liên doanh, công ty nước ngoài; công ty đã niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán TP HCM, Hà Nội; các công ty chưa niêm yết trên sàn nhưng có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, thời gian hoạt động trên 3 năm; công ty TNHH vốn điều lệ trên 3 tỷ đồng.
Nếu đáp ứng các điều kiện trên, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để vay tín chấp tại ABBank:
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận lương - Bản sao CMND- Bản sao hộ khẩu (nguyên cuốn)- Bản sao hợp đồng lao động- Sao kê giao dịch tài khoản lương qua ngân hàng 3 tháng gần nhất.
Độc giả có nhu cầu tư vấn gửi câu hỏi về địa chỉ: ebank
 Đàm Thế Thái Giám đốc khối Khách hàng cá nhân ABBank

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Kinh doanh gì để thoát nghèo ở Sài Gòn?

Tôi sinh ra ở một vùng quê, điều kiện gia đình cũng bình thường. Tôi thi đỗ vào một trường Đại học Kinh tế ở TP Hồ Chí Minh năm 2002, do không có định hướng nghề nghiệp và bản thân tôi cũng chưa biết mình thích cái gì,có thế mạnh nào, nên tôi hi vọng rằng đăng ký vào một ngành học hot sẽ có tương lai.

Mọi việc cứ  thế tiếp diễn bình thường, tôi tốt nghiệp với một tấm bằng trung bình khá, kỹ năng mềm yếu, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh kém.



Ra trường được 4 tháng, tôi cưới vợ, cô vốn là mối tình đầu của tôi từ thời đại học. Để có thu nhập ban đầu tôi xin vào làm nhân viên kinh doanh tại một công ty. Được khoảng 3 tháng thì công ty đó gần phá sản, nhân viên nghỉ việc gần hết và tôi cũng nghỉ luôn.

Trong khi đó vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng và ở nhà. Cuộc sống của tôi lúc đó thật vất vả. Năm 2007 thị trường chứng khoán rất sôi động, người người nhà nhà lao vào đầu tư với hy vọng đổi đời nhanh chóng và trong số đó có tôi.

Mặc dù không có chút kiến thức về tài chính nhưng tôi vẫn lao vào đầu tư.  Vừa làm vừa mò mẫm, học hỏi từ những người đi trước tại sàn chứng khoán. Lúc thắng lúc thua, kiến tôi đã bắt đầu hiểu thế nào đầu tư  là như thế nào và nó làm tôi "nghiện".

Tôi bỏ việc làm và suốt ngày ngồi bám tại sàn, tôi quyết định vay ngân hàng 100 triệu để "làm ăn".  Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn gần như một tay mơ, mọi quyết định được đưa ra hoàn toàn theo cảm tính. Và điều gì phải đến cũng đã đến, do tôi không hiểu biết nên đã đầu tư vào đúng lúc thị trường lên đỉnh điểm, giá cao nên khi thị trường lao dốc tôi đã phải trả giá cho sự ngờ nghệch của mình.

Tôi lỗ 70% vốn vay tại ngân hàng. Với hoàn cảnh khi đó, tôi đã phải xin gia đình bán đất ở dưới quê để gửi nên trả nợ ngân hàng. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh mà lúc mẹ tôi đạp xe mang tiền xuống UBND xã để nộp tiền lãi vay ngân hàng cho tôi. Thật đớn đau, xót xa và xấu hổ.

Sau lần đó, tôi lại đi làm nhân viên kinh doanh tại 1 số công ty, nhưng cũng không gắn bó lâu dài vì tôi khó hòa nhập, và bản tính lúc nào cũng muốn phải làm chủ, nhanh làm giàu.

Lúc đó tôi vẫn còn chút tiền đầu tư ở thị trường chứng khoán và tự kinh doanh riêng trong hai lĩnh vực. Đến tận gây giờ tôi chỉ còn việc kinh doanh trong một lĩnh vực là tại một cửa hàng và có một nhân viên bán hàng. Sau khi đã trừ đi mọi chi phí, mỗi tháng lợi nhuận ra khoảng 6 triệu đồng. Và cũng là nguồn thu nhập chính duy nhất lúc này của tôi.

Bây giờ trong khi đa số bạn bè cùng lớp đã ổn định, còn tôi thì vẫn đang lông bông chưa có định hướng tương lai rõ ràng. 7 năm từ khi ra trường, tích lũy kinh nghiệm khi đi làm nhân viên kinh doanh cho 6 công ty mà chỉ trong 7 tháng làm việc.

6 tuyệt chiêu chọn cổ phiếu của các chuyên gia tài chính Mỹ


1. Bỏ qua lịch sử giá
Phần lớn người chơi chứng khoán thường tập trung quá nhiều vào lịch sử giao dịch gần đây của một cổ phiếu. Các nhà đầu tư giá trị có thể loại vài mã do chúng đã qua một giai đoạn tăng giá nhất định. Trong khi đó, những nhà đầu tư tăng trưởng nhiều khi ra quyết định ngược lại. Dù vậy, Chris Davis – Chuyên gia Quản lý Danh mục đầu tư tại Davis Advisors & Selected Funds lại đánh giá cả hai chiến lược trên, trong thực tế lại không hẳn đúng.
"Mọi người sẽ không muốn bỏ qua cơ hội mua cổ phiếu với giá 20 USD rồi nhìn nó tăng lên tới 40 USD. Diễn biến cổ phiếu không có quy luật nhất định, cho nên giá trị trong quá khứ của nó cũng không nói lên điều gì. Rất khó để vượt qua suy nghĩ này", Chris đánh giá.
Còn Will Danoff - Chuyên gia đang quản lý 100 tỷ USD tại Fidelity Investments nhấn mạnh, nhà đầu tư nên chú trọng nhiều vào các chỉ tiêu cơ bản của công ty, hướng phát triển cũng như tính đa dạng ngành. "Nếu một cổ phiếu đã tăng giá gấp đôi hay gấp ba mà bạn vẫn chưa kịp mua, cũng không nên tỏ ra tiếc nuối. Trường hợp lợi nhuận của công ty niêm yết tăng gấp 5 lần thì cũng đành cắn răng mà mua với mức giá như vậy", Will Danoff chia sẻ.




Chris Davis - Chuyên gia Quản lý danh mục tại Davis Advisors & Selected Funds. Ảnh: Bloomberg
2. Tìm lãnh đạo có khả năng thích ứng cao
Công nghệ đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy việc đi trước xu thế hiện là yếu tố quan trọng đối với những nhà quản lý. "Lợi thế cạnh tranh chỉ là yếu tố thời gian. Vấn đề thực sự ở đây là khả năng thích nghi của đội ngũ quản lý", Davis đánh giá.
Chuyên gia quản lý danh mục tại Davis Advisors & Selected Funds nhấn mạnh, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực như truyền thông, dược phẩm hay bán lẻ đang gặp khó khăn. Một phần lý do là họ cứ mải đi theo chiến lược kinh doanh cứng nhắc với những người lãnh đạo luôn tự mãn về bản thân. "Thế giới đang thay đổi. Và nếu không chịu tiếp nhận những cái mới, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau", Davis nói.
Một ví dụ về khả năng thích ứng nhanh phải kể đến Mark Zuckerberg – CEO Facebook. Vị lãnh đạo trẻ này đã phát triển Facebook theo hướng chú trọng thương mại hóa trên nền tảng thiết bị di động từ sau khi công ty IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng). Chiến lược này đã đáp ứng theo sự thay đổi đáng kể về hành vi người sử dụng.
"Mark và những đồng nghiệp nhìn ra tiềm năng phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh. Anh ta cũng gặp sai lầm nhưng lại thay đổi rất nhanh sau đó", Will Danoff nhận xét.
3. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm
Năm 2004, một công ty trong lĩnh vực công nghệ-Internet IPO và được quảng cáo rầm rộ, Davis đã bỏ qua cơ hội sở hữu cổ phần doanh nghiệp này. Sau 10 năm, công ty ngày đó là Google hiện đạt giá trị tới 375 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.
Davis cho biết sẽ không bao giờ quên mình đã bỏ lỡ cơ hội này. Thậm chí ông còn gắn một chứng chỉ cổ phiếu Google lên "bức tường nhục nhã" ở công ty – nơi ghi dấu những sai lầm lớn nhất trong năm của các thành viên. Theo ông, vấn đề nằm ở chỗ nhà đầu tư học hỏi gì từ những sai lầm này và thay đổi chúng ra sao.
4. Xác định trước rủi ro
Song song với học hỏi từ sai lầm, nhà đầu tư cần chú trọng việc lường trước rủi ro trong mọi thời điểm. Davis tiết lộ ông thích lập kế hoạch cho một cổ phiếu và đặt ra những giả thiết xấu nhất trong vòng 5 năm tới. Chẳng hạn, nếu một mã đang có triển vọng rất tốt, 5 năm nữa trong kế hoạch của Davis, nó có thể lao dốc sâu đến mức nào và ông tìm mọi nguyên nhân để lý giải.
Phương pháp này giúp nhà đầu tư duy trì cái nhìn đa chiều về một cổ phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng chuyện ngoại cảnh tác động ra sao đến chiến lược kinh doanh trước khi ra quyết định đầu tư.
5. Khảo sát thị trường thực tế
Đầu tư vào thị trường mới nổi có thể xem là vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh khác biệt về văn hóa, phương tiện truyền thông và cả tệ tham nhũng. Đó là lý do Michael Hasenstab – Chuyên gia quản lý quỹ tại Franklin Templeton Investments dành 80% thời gian để đến tận những thị trường như Trung Quốc, Trung Âu và châu Phi khảo sát, nghiên cứu trong năm nay.
"Việc đến quan sát tận nơi rất quan trọng. Nó giúp ta có cái nhìn chính xác về bối cảnh kinh doanh và đặt câu hỏi thật chuẩn cho các khoản đầu tư" – Michael chia sẻ. Hiện ông quản lý 190 tỷ USD tại Franklin Templeton Investments.
Trước đó, từng có thời điểm Michael đánh giá thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng nhờ những thay đổi về thu nhập và sức tiêu thụ của người dân trong một đợt thị sát tại các quốc gia châu Á. Cách nghiên cứu này có thể không phù hợp với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, nhưng Michael cho rằng họ vẫn nên lưu tâm và có thể áp dụng ngay mỗi khi ra nước ngoài.
6. Không phải thiên nga nào cũng đen
Thuyết "Thiên nga đen" được Nassim Nicholas Taleb –Giáo sư Tài chính đồng thời là chuyên gia chứng khoán tại Phố Wall nhắc đến trong một cuốn sách xuất bản vào năm 2007. Khái niệm này chỉ những sự kiện lớn, rất tiêu cực và khó có thể xảy ra theo tính toán thông thường, chẳng hạn chiến tranh, khủng hoảng tài chính hay thảm họa thiên nhiên (bão lũ, động đất…).
Dù vậy, Chuyên gia quản lý quỹ Davis cho rằng không phải sự kiện nào được coi là "thiên nga đen" cũng để lại tác động xấu. Thế giới vẫn luôn tiến về phía trước và có rất nhiều đổi thay mang tính đột phá như sự ra đời của mạng Internet hay khái niệm toàn cầu hóa. Thậm chí sự bùng nổ về chuyện khai thác khí đá phiến ở Mỹ đang làm thay đổi bức tranh về ngành năng lượng nước này cũng được Davis xem như một "thiên nga đen" tích cực.
"Những tin tốt và xấu vẫn luôn song hành cùng nhau. Chuyện chúng ta có thể cân bằng ra sao và tính toán rủi ro thế nào mới là bí mật của thành công", Davis chia sẻ.
Tường Vi

Ý Tưởng KD Từ Trẻ Nghèo

image Khi Blake Mycoskie thấy những đứa trẻ nghèo tại Argentina chân đất đi trên những con đường đầy rác và mảnh thủy tinh vỡ vào năm 2002, anh nảy ra ý định định lập công ty để giúp chúng có cơ hội xỏ giày.

4 năm sau, công ty của Mycoskie – mang tên TOMS Shoes và đặt trụ sở tại thành phố Santa Monica, Mỹ - đã tặng hơn 400.000 đôi giày cho trẻ em nghèo. Cùng với công việc từ thiện đó, anh đã đặt nền móng cho một hình thức kinh doanh mới ở Arlington, bang Texas, Mỹ. Người ta gọi hình thức ấy là “chủ nghĩa tư bản lương tri”.

TOMS – chữ viết tắt của “Tomorrow"s Shoes” – có ý tưởng kinh doanh rất đơn giản: Với mỗi đôi giày bán được, công ty sẽ tặng một đôi cho trẻ em nghèo. Mycoskie hình thành mô hình kinh doanh “một bán một cho” trong một chuyến đi tới Argentina để làm tình nguyện viên. Tại đây anh hiểu một đôi giày đơn giản có thể thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ lang thang như thế nào.

“Tôi nhìn thấy chân của nhiều đứa trẻ bị cứa và nhiễm trùng vì những mảnh thủy tinh. Thật chẳng có từ nào lột tả hết cảm giác của tôi khi nhìn những bàn chân đó. Lúc ấy tôi nghĩ rằng, thay vì thực hiện những hành động từ thiện, tại sao người ta không nhìn những đứa trẻ đường phố bằng con mắt của một doanh nhân và lập nên một công ty để giúp bọn trẻ có giày”, anh kể.

Mycoskie từng thành lập 4 công ty trước khi tới Argentina. Khi còn là chàng sinh viên 19 tuổi ở Đại học Southern Methodist, thành phố Dallas, Mỹ anh lập dịch vụ giặt là. Sau đó anh mở công ty quảng cáo ngoài trời rồi bán nó để lập một kênh truyền hình thực tế, nhưng thất bại. Công ty thứ tư chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo lái xe qua mạng và công việc kinh doanh có vẻ thành công. Cuối cùng Mycoskie bán cổ phần trong công ty này với giá chưa tới 500.000 USD để thành lập công ty sản xuất giày TOMS.

Trong năm đầu tiên, Mycoskie bán được 10.000 đôi giày làm bằng vải bạt với giá 45 USD một đôi. Cùng thời gian đó anh đem tặng 10.000 đôi giày cho trẻ em Argentina.

Chàng doanh nhân từ chối đưa ra những con số cụ thể về doanh thu và lợi nhuận, nhưng nói người ta có thể dùng phương pháp suy luận để tính doanh thu tối thiểu kể từ khi anh mở công ty vào năm 2006. Với 400.000 đôi giày đã bán ở mức giá 45 USD, đương nhiên anh thu về 18 triệu USD.

“Khi tôi khai trương TOMS tôi không thực sự coi nó là một công ty kinh doanh, mà chỉ đơn thuần là dự án nhân đạo”, doanh nhân 33 tuổi tâm sự.

Ý tưởng của Mycoskie nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như tài tử Brad Pitt, nữ minh tinh Liv Tyler, người đẹp Scarlet Johansson, siêu sao nhạc rock Bono, công chúa nhạc pop Britney Spears.

“Tôi không biết tại sao họ ủng hộ tôi, bởi vì chúng tôi không tặng giày cho họ. Những ngôi sao nổi tiếng xuất hiện trên các tạp chí với những đôi giày của tôi trên chân. Sau đó các hãng bán lẻ bắt đầu quan tâm tới sản phẩm của tôi”, anh kể.

Một trong những hãng bán lẻ đầu tiên nhận giày TOMS là Nordstrom. Sau đó các hãng Foods, Bergdorf"s, Bloomingdale"s, Macy"s và Neiman Marcus tiếp bước. Ngày nay những đôi giày TOMS được bày bán ở hơn 20 quốc gia. Mycoskie nói mục tiêu của anh là hạ giá bán lẻ xuống dưới mức 45 USD để có thể giao giày có các hãng bán lẻ với giá 22,5 USD một đôi. Ngoài mẫu giày cơ bản, Mycoskie còn sản xuất giày ống cho phụ nữ với giá 98 USD một đôi và giày có dây buộc dành cho cả hai giới với giá 79 USD một đôi.

“Tôi nhận thấy tỷ lệ nữ trong tổng số khách hàng lớn hơn so với tỷ lệ nam. Tính ra khách hàng nữ chiếm tới 70%”. Mycoskie nói.

Mycoskie nói anh tìm cách áp dụng mô hinh tiếp thị của tập đoàn Apple để thu hút sự chú ý của mọi người.

“Apple hấp dẫn đối với ông nội tôi, chị tôi và bản thân tôi, mặc dù chúng tôi thuộc ba thế hệ khác nhau”, ông chủ trẻ nói.

Thiếu niên, cầu thủ bóng đá nữ, sinh viên và cả những người yêu nhạc jazz đang đeo giày của TOMS. Chúng được tạo nên từ vải bạt và có kiểu dáng đơn giản. Người ta có thể đeo chúng tới mọi nơi. Nhưng theo Mycoskie, khách hàng tỏ ra thích thú khi biết việc họ mua một đôi giày đồng nghĩa với việc một đứa trẻ lang thang nào đó sẽ có một đôi giày tương tự.

Tính tới thời điểm hiện tại, hoạt động của TOMS vẫn phụ thuộc vào nỗ lực của cá nhân Mycoskie.

“Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ Nordstrom và sản xuất theo mẫu mã, số lượng mà họ yêu cầu. Tiếp theo chúng tôi giao hàng và nhận tiền trong khoảng 30 tới 60 ngày sau đó”, Mycoskie mô tả quá trình sản xuất.

Ông chủ 33 tuổi nói anh hưởng lợi từ mối quan hệ lâu dài với một ngân hàng nhỏ tại bang Texas, nơi người ta chẳng bao giờ phàn nàn mỗi khi anh trả nợ chậm. Điều đó khiến Mycoskie không phải thu hút vốn của các nhà đầu tư khác. Anh sợ rằng nếu có thêm cổ đông, công ty sẽ phải tập trung vào mục tiêu lợi nhuận thay vì hoạt động nhân đạo.

“Tôi từng nảy ra ý định kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vài lần, nhưng cuối cùng tôi quyết định từ bỏ ý định ấy vì sợ rằng sự góp vốn của người khác sẽ phá hỏng văn hóa riêng của công ty”, anh nói.

Mycoskie nói anh dự định tăng gấp đôi sản phẩm trong năm nay, tức là sản xuất thêm 400.000 đôi giày nữa. Để hoàn thành mục tiêu đó, anh sẽ phải thuê thêm nhân công (hiện tại công ty có 70 người). Hoạt động sản xuất cũng phải được đẩy mạnh hơn ở các nhà máy tại Argentina, Trung Quốc và Ethiopia. Sự mở rộng quy mô sản xuất sẽ khiến Mycoskie gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quán xuyến mọi hoạt động kinh doanh.

“Tôi sẽ tuyển thêm người để họ thực hiện những công việc cơ bản mà tôi đang làm. Tôi muốn có thêm thời gian để diễn thuyết trước công chúng về nỗi thống khổ của những người phải đặt đôi bàn chân trần trên những mảnh đất có độ axit cao trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1 triệu người dân Ethiopia mắc các bệnh về chân và thực trạng đó có thể được ngăn chặn bằng cách đeo giày”, anh bày tỏ.

Với tư cách là doanh nhân, Mycoskie luôn nghĩ con đường phía trước của anh là làm việc chăm chỉ để tạo ra một gia sản lớn. Sau đó, trong những năm còn lại của cuộc đời anh sẽ lập nên những chương trình từ thiện để giúp đỡ người không may mắn.

“Tôi luôn nói với mọi người rằng di sản mà tôi để lại không phải là cái mà tôi tạo ra, mà chắc chăn là những thứ tôi đã cho người khác”, anh phát biểu.

Quy tắc tiết kiệm thứ 3: Đừng lãng phí thời gian

Mỗi người đều được ban tặng 168 giờ một tuần, dù cho là Bill Gates, tôi hoặc bạn đi chăng nữa. Bỏ qua quãng thời gian nghỉ ngơi, chúng ta có khoảng 120 giờ để làm việc mỗi tuần. Trong 120 giờ đó, nhiều người trong chúng ta dành nhiều cho công việc để kiếm tiền nhưng liệu nó đã được sử dụng thực sự hiệu quả.

Công việc nhà, vệ sinh cá nhân cũng cần thời gian và sau tất cả, chúng ta chỉ có một quãng thời gian nhỏ để được làm những gì mình muốn. Đôi khi, bạn lao mình vào một ý tưởng vừa xuất hiện, tiêu tốn nhiều giờ đồng hồ để rồi cảm thấy nó đi tới ngõ cụt vì thiếu sự chuẩn bị và không kịp chuẩn bị, thực hiện tốt công việc chính. Đó cũng là lãng phí thời gian.

untitled-1373537656_500x0.jpg
Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc tốt. Ảnh: Saving Advice

Sử dụng hợp lý khoảng thời gian bị lãng phí đó một cách hợp lý như tạo lập các mối quan hệ, thực hiện một dự án có thể giúp bạn tăng thêm thu nhập cho cuộc sống của chính mình. Thời gian là tiền bạc. Nếu quản lý thời gian tốt, bạn sẽ quản lý tiền bạc của mình tốt.

Làm cách nào để đạt được điều đó? Dưới đây là 4 kỹ năng đơn giản để quản lý thời gian hiệu quả.

1. Bắt đầu ngày mới với các kế hoạch được lập sẵn

Tạo một danh sách những gì bạn cần thực hiện trong ngày hôm nay, thường là 4 công việc. Đừng chỉ liệt kê theo kiểu thứ tự 1, 2, 3, 4..., hãy nghiên cứu kỹ từng công việc trong vòng vài phút và chắc chắn rằng bạn có đủ tài liệu, khả năng để thực hiện chúng. Ngoài ra, danh sách này còn giúp bạn có ý tưởng cho công việc tốt nhất nên làm kế tiếp.

2. Thực hiện kết hợp công việc hợp lý

Những công việc như sử dụng điện thoại, soạn email, chuẩn bị hồ sơ... có thể được thực hiện trong cùng một thời điểm để tiết kiệm thời gian. Công việc chính thì khác, nó đòi hỏi sự tập trung cao của bạn nếu không, hiệu quả sẽ giảm sút. Bạn nên tạm ngưng sử dụng một số phương thức kết nối như tắt điện thoại, email trong một giờ hoặc lâu hơn để dồn hết sức lực cho công việc. Khi mọi thứ hoàn tất, hãy quay lại và thực hiện kiểm tra thông tin theo cách thực hiện trong cùng thời điểm đã nói ở trên.

3. Ngồi thiền

Nghe qua có vẻ vô lý nhưng nó thực sự có tác dụng. Đơn giản là để thoát ra khỏi tình trạng hao mòn thể chất và tinh thần trong cuối ngày. Hãy thử ngồi thiền trong 15 hoặc 20 phút vào lúc công việc kết thúc, chỉ cần ngồi lên ghế và thư giãn, bạn sẽ thấy mình tỉnh táo và thoải mái ngay sau khi thực hiện điều này.

4. Viết ra những thứ trong tâm trí

Luôn mang bên mình một cuốn sổ nhỏ và chiếc bút mọi lúc. Bất cứ khi nào có công việc cần làm xuất hiện trong đầu, bạn hãy ghi nó lại vào cuốn sổ. Sau đó, lướt qua danh sách này và thực hiện những công việc được ghi trong đó vào những lúc rảnh rỗi trong ngày. Việc ghi ra sẽ giúp bạn không tốn nhiều năng lượng trí óc, nâng cao khả năng tập trung vào công việc hiện tại của mình.

Nguyễn Tâm (theo Saving Advice)

Hướng dẫn tra cứu lịch sử tín dụng cá nhân

Do thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân, không ít người đã lâm vào tình cảnh không trả được nợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay vốn của họ trong tương lai, vì gần như các ngân hàng sẽ từ chối các đơn vay mới. Sở dĩ nhiều người lâm vào tình trạng này là do thiếu hiểu biết về hoạt động cho vay nợ tại các ngân hàng, cũng như thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.

anh_bai_2.jpg

Hiện nay, nhiều người dân vẫn không biết rằng các ngân hàng đang chia sẻ thông tin vay nợ thông qua các trung tâm thông tin tín dụng. Đây là những đơn vị, tổ chức thu thập thông tin về các khoản nợ và lịch sử thanh toán nợ của cá nhân và doanh nghiệp từ nhiều nguồn, chủ yếu là ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ tạo lập các sản phẩm hỗ trợ hoạt động thẩm định, quản trị rủi ro của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Tại Việt Nam có 2 cơ quan cùng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin tín dụng, đó là trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC) và Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Báo cáo tín dụng từ hai trung tâm này là nguồn thông tin quan trọng để các ngân hàng và tổ chức tín dụng quản lý, đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay.

Theo ông Nguyễn Đức Ngọc - Tổng giám đốc PCB, hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng không những không làm giảm cơ hội của người đi vay, mà còn đem lại nhiều lợi ích thực tế cho họ. Nghiên cứu của Tập đoàn tài chính thế giới (IFC) cho thấy, tỷ lệ các khoản vay được ngân hàng phê duyệt tại các nước có hệ thống thông tin tín dụng hoạt động tích cực cao hơn nhiều so với nơi không có trung tâm thông tin tín dụng. Với báo cáo tín dụng từ trung tâm, ngân hàng sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình vay nợ, khả năng và thói quen thanh toán của khách hàng vay, để từ đó đánh giá khả năng trả nợ.

Thông tin trong báo cáo tín dụng càng đầy đủ và chi tiết, ngân hàng càng dễ đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay và có thể vẫn cho vay ngay cả khi khách hàng vay từng có khoản vay chậm thanh toán. Thông tin ít và thiếu minh bạch sẽ làm mức độ rủi ro tăng cao, khiến ngân hàng ngần ngại trong việc cho vay. Song song với việc cung cấp báo cáo tín dụng cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng, PCB đang hoàn thiện quy trình cho phép người vay đến lấy báo cáo tín dụng của chính mình (miễn phí một lần một năm). Dịch vụ này sẽ đem đến sự bình đẳng về mặt chia sẻ thông tin giữa người đi vay và tổ chức tín dụng, đồng thời cho phép khách hàng vay tự phát hiện và yêu cầu điều chỉnh những sai sót trong báo cáo của mình.

Khách hàng có thể truy cập vào website www.pcb.vn để tìm hiểu thêm thông tin về quyền lợi của người vay. Đối với người có nhu cầu vay, cách tốt nhất để đảm bảo khả năng vay vốn của mình chính là vay mượn có kế hoạch, thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và cho phép các ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng cho PCB.

(Nguồn: Công ty CP thông tin Tín dụng Việt Nam - PCB)

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Mẹo mua hàng online giá rẻ

Chị Linh, ở quận Bình Thạnh rất thích mua qua mạng vì hàng ít bị đánh thuế, không cần chi phí thuê mặt bằng nên giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng thông thường, nhưng không phải món hàng nào chị cũng mua.

Trước tiên, chị tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm, xem giá trị các món hàng niêm yết với giá đó có phù hợp không. Nếu quảng bá quá tốt nhưng giá lại rẻ ngoài sức tưởng tượng thì đó có thể là hàng nhái, kém chất lượng. Kinh nghiệm của chị là không ham rẻ mà vào trang web của những đơn vị sản xuất mặt hàng đó để kiểm tra các thông số liên quan đến sản phẩm. Nếu hàng chính hãng, chị mới xác nhận lại các thông tin như: tính năng, kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện đi kèm…

Chị ví dụ, khi mua áo quần qua mạng, người bán đăng thông tin đó là hàng hiệu của một hãng nổi tiếng nhưng giá chỉ vài trăm nghìn. Điều này là vô lý. Do vậy, để biết rõ thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng cần vào website của chính công ty đó hoặc đơn vị phân phối sản phẩm xem có chương trình khuyến mãi nào không và so sánh giá cả để có quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, khi mua hàng online, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về người bán. Có nhiều cách để kiểm tra người bán hàng xem họ có phải làm ăn đàng hàng. Đầu tiên là hỏi bạn bè xem có ai đã từng mua ở trang web hay diễn đàn đó, chất lượng ra sao, xem số lượng khách hàng của họ nhiều hay ít... Mặt khác, không nên thanh toán 100% số tiền khi chưa biết rõ người bán là ai, người tiêu dùng cần tìm hiểu về người bán bằng cách kiểm tra số điện thoại cố định, địa chỉ, phản hồi của khách hàng về người bán đó.

hang-truc-tuyen-4325-1384332577.jpg

Nhiều người tiêu dùng ham giá rẻ nhưng lại không tìm hiểu kỹ về sản phẩm nên dễ bị mất tiền oan khi mua hàng qua mạng. Ảnh: Hồng Châu

Chị Lan, ở quận 5 cho biết thêm là cần xem kỹ hình ảnh người bán đăng, liệu đó có phải hình ảnh thật của món hàng hay chỉ mang tính minh họa. Thông thường những mặt hàng này cũng rất ít có nhãn mác đàng hoàng nên người dùng đôi khi mua nhầm hàng Trung Quốc nhưng lại nghĩ hàng Việt. Không những thế nhìn mẫu mã trên mạng thì đẹp nhưng khi nhận hàng không như mong muốn nên đôi khi khách mất tiền oan vì hàng không sử dụng được.

"Có lần tôi mua một cái áo sơ mi giá 250.000 đồng, nhìn áo qua ảnh trông rất đẹp mắt nhưng khi nhận hàng, chất liệu áo không được như mong đợi mà kiểu cũng chỉ na ná chứ không đẹp như trong hình, mặc vào không hợp, cuối cùng mang đi cho chứ không mặc", chị Lan nói. Do vậy, chị Lan khuyên, với đồ thời trang, cần chắc chắn về kích cỡ, màu sắc (đồ thời trang qua ảnh thường đẹp hơn rất nhiều so với sản phẩm thật). Riêng với thực phẩm, cần biết rõ về hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ.

Chị Thuận, tại quận Thủ Đức chia sẻ thêm, đối với một số mặt hàng như vé máy bay giảm giá qua mạng, người tiêu dùng nên chú trọng tới phương thức thanh toán và các dịch vụ phụ thu. Nếu như những dịch vụ phụ thụ không cần thiết, người mua cần bỏ qua để không mất tiền. Khi sử dụng thêm dịch vụ, các loại phí sẽ chồng lên nhau và giá vé còn đắt hơn so với bình thường.

Chị Thuận kể, có lần chị săn vé máy bay đi du lịch ở Nha Trang, giá vé đăng bán ban đầu dưới 300.000 đồng nhưng khi nhấn vào nút mua thì đủ loại phí dịch vụ xuất hiện. Vì mới mua lần đầu nên chị chọn tất cả, giá vé do đó đội lên rất cao tới gần cả triệu đồng.

"Bạn bè tôi sau đó cũng mách nhau không nên nhấn chuột vào những dịch vụ không cần thiết. Từ kinh nghiệm này, tôi mua được nhiều vé giá rẻ và tiết kiệm được chi phí hơn so với bình thường. Mặt khác, nên lựa chọn phương thức thanh toán tiết kiệm thì sẽ không bị tính phí cao", chị nói. Kinh nghiệm của chị là khi đi với quãng đường ngắn không cần phải sử dụng những dịch vụ không cần thiết.

Hồng Châu

Quy tắc tiết kiệm đầu tiên: Tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng tích cực về sau. Đây là quy tắc quan trọng để bạn có thể tiết kiệm và có tình hình tài chính tự do, không bị chìm trong những khoản nợ, hóa đơn của bản thân cũng như của gia đình.

Trước tiên, bạn có thể bắt đầu xử lý các khoản nợ. Chi tiêu ít hơn đồng nghĩa bạn sẽ có thêm khoản dư để tăng số tiền trả nợ hàng tháng. Theo thời gian, khoản nợ dần biến mất, số tiền phải chi hàng tháng cũng giảm theo và bạn sẽ dễ thở hơn.

spend-money-1373073652_500x0.jpg
Nguyên tắc số một để tiết kiệm là giảm chi. Ảnh: The Smarter Wallet

Thứ 2, bạn bắt đầu có tiền để tiết kiệm. Bạn nên xây dựng cho mình một khoản để dành, phòng trong trường hợp khẩn cấp như không may gặp tai nạn hoặc thất nghiệp. Số tiền dư dả khác có thể để dành khi về hưu, tạo cho bản thân bạn tận hưởng một quãng thời gian tuyệt vời khi tuổi đã cao.

Thứ 3, áp lực sẽ giảm xuống. Ít nợ hơn, đã có khoản dự phòng khẩn cấp và tiền khi về hưu giúp bạn cảm thấy thoải mái. Không phải trằn trọc thức đêm nghĩ cách trả nợ, sức khỏe được cải thiện và cuộc sống đối với bạn trở nên hạnh phúc.

Cuối cùng, bạn có thể theo đuổi những công việc khác phù hợp hơn. Khi các khoản nợ biến mất và chi ít hơn thu, bạn có thêm nhiều khả năng làm việc khác. Không nhất thiết phải gắn bó với công việc đầy căng thẳng nữa, bạn đã có nguồn tài chính tự do để theo đuổi giấc mơ của mình. Bạn có thể sống ở địa điểm và theo cách sống mà bản thân mong muốn.

Chi tiêu ít đi không có nghĩa là bạn phải cắt giảm hết nhu cầu cá nhân. Bước đầu tiên không nên đấu tranh quá quyết liệt với bản thân, đã có rất nhiều người thành công với những mẹo tiết kiệm khác nhau và họ sẵn sàng chia sẻ chúng. Đơn giản nhất, giữ lại những gì có ích và bỏ đi các yếu tố gây tổn thất đến tài chính của bạn. Dưới đây là 5 cách chính để bắt đầu điều đó:

Đầu tiên, hãy có cái nhìn tổng quan vào hóa đơn hàng tháng.Tự hỏi bản thân mình xem liệu bạn có thực sự cần tất cả những dịch vụ đó? Đang song song sử dụng điện thoại di động và cố định? Đăng ký truyền hình cáp trong khi chỉ xem những kênh phổ thông? Sau đó, bạn nên tự quyết định dừng hợp đồng với loại hình dịch vụ mà bản thân không có nhu cầu.

Thứ 2, theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Giữ một cuốn sổ trong túi và ghi ra mọi khoản chitiêu mà bạn có. Quá trình đơn giản này sẽ làm bạn suy nghĩ kỹ về những yếu tố không cần thiết. Hãy tự hỏi mình những chi phí này có thực sự mang lại niềm vui, phù hợp với nhu cầu bản thân chưa? Nó sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn và giúp bạn đánh giá được đâu là khoản tiền bị lãng phí.

Thứ 3, xem xét lại các thói quen, kiểm tra lại những việc bạn làm mỗi ngày mà tốn kém. Dưới đây là một số điều bạn nên điều chỉnh. Bạn có đến quán cà phê nào đó mỗi ngày không? Tại sao không tự pha chế ở nhà? Bạn có thường xuyên đi ăn ở bên ngoài không?

Thứ 4, tìm kiếm một ngân hàng tốt hơn. Phần lớn các ngân hàng chưa đối xử thực sự tốt với khách hàng của họ. Phí sử dụng ATM, lãi suất thấu chi cao, lãi suất được hưởng trên tài khoản tiết kiêm nhỏ.... Hãy chuyển tài khoản của bạn đến nơi có chất lượng tốt hơn, với dịch vụ khiến khách hàng hài lòng.

Cuối cùng, cải thiện một vài vấn đề xung quanh ngôi nhà của bạn. Thay thế bóng đèn đang sửdụng sang loại tiết kiệm điện và có công suất phù hợp hơn, mở cửa cho căn nhà thoáng đãng thay vì sử dụng máy điều hòa, chú ý hơn với bình nóng lạnh.... Chiến thuật này sẽ giúp bạn cắt giảm đáng kể hóa đơn năng lượng của mình.

Phần còn lại "... nhiều hơn bạn kiếm được" hướng đến một phần khác: hãy tăng thu nhập của bạn. Tăng thu nhập sẽ cung cấp thêm nguồn lực tài chính để trả nợ, tiết kiệm cho những ước mơ và xây dựng nền tảng để những công việc trong tương lai trở nên suôn sẻ.

Có vô số cách để tiết kiệm tiền nhưng có một số hướng đi mà ai cũng có thể làm được. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình:

Mẹo giảm chi tiêu hàng tháng

11 cách tiết kiệm chi tiêu của người Mỹ

5 thói quen xấu bòn rút tiền của bạn

7 chiêu tiết kiệm tiền

Làm thế nào để bớt chi tiêu mỗi tháng

Nguyễn Tâm

Những kiểu kinh doanh ít bị cạnh tranh

Bán đồ ăn đêm

Hiện ở Hà Nội và TP HCM, số lượng cơ sở nhận bán và giao đồ ăn đêm tại nhà không nhiều. Mô hình kinh doanh này khá mới và vẫn còn nhiều "đất" để phát triển. Đồ ăn đêm bán đắt cao hơn 20 đến 50% so với giá thông thường ban ngày. Lý do của những người bán hàng đưa ra khá hợp lý, vì họ phải thức đêm nấu nướng, đối diện nguy hiểm khi đi giao hàng giữa đêm muộn.

Khách hàng chủ yếu của dịch vụ ship đồ ăn đêm là sinh viên, giới chơi game thường thức muộn, những người hay làm việc về đêm... Đồ ăn để bán buổi đêm phổ biến là cơm các loại như cơm sườn, cơm gà, hoặc đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh pizza. Dù lượng khách hàng không "đồ sộ" như bán ban ngày, tuy nhiên số lượng người bán còn ít hơn. Thực tế cho thấy một số người chuyên kinh doanh đồ ăn đêm đều có thu nhập khá tốt.

dac-san-1-JPG-7336-1388058538.jpg

Đặc sản vùng miền cũng là mặt hàng "hot" được nhiều người ưa chuộng.

Bán đồ thiết kế riêng

Đồ thiết kế riêng là thứ không thể "đụng hàng" với ai khác. Hiện thị trường phổ biến các mặt hàng thiết kế như quần áo, túi xách, phụ kiện thời trang. Đồ thiết kế gây ấn tượng vì khác với những thứ được bày bán đại trà ở ngoài thị trường. Các nhà kinh doanh thường tạo dấu ấn cá nhân bằng cách làm từ nguyên liệu độc hoặc được sơn vẽ bằng tay không cái nào giống cái nào.

Do nhiều khi phải làm bằng tay, hoặc không thể sản xuất hàng loạt, nên giá của đồ thiết kế riêng thường cao hơn so với thông thường. Chị Dương, một người chuyên làm phụ kiện tóc ở Hà Nội cho biết một chiếc bờm tóc cho trẻ em giá có thể lên đến 150.000 đồng. Trong khi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc bán ngoài chợ chỉ bán vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, đồ thiết kế vẫn có nguồn khách riêng vì tính tinh xảo, độc đáo.

Bán hàng đặc sản

Đồ đặc sản luôn là món hàng đắt khách tại Hà Nội và TP HCM. Nhiều mặt hàng chỉ một số vùng mới có như miền núi phía bắc có thịt trâu gác bếp, rượu sâu chít. Đak Lak có sầu riêng, bơ sáp, Huế có tôm chua, Cửa Lò có hải sản...

Số lượng người bán hàng đặc sản không ít, nhưng không phải ai cũng am hiểu các sản vật vùng miền mà họ bán. Nếu người bán có quê gốc ở nơi có món hàng họ bán, hoặc đặc sản do chính nhà làm, khách hàng sẽ tin tưởng hơn.

Kinh doanh đồ xách tay

Hàng nhập khẩu vẫn được ưa chuộng nhiều vì tâm lý "sính ngoại" của khách hàng. Nhiều nhà kinh doanh tạo dấu ấn riêng bằng cách chỉ chuyên bán hàng nhập khẩu từ một quốc gia nào đó. Hiện nay, hàng nhập từ Nhật vẫn được ưa chuộng nhất, nhất là các sản phẩm dành cho trẻ em như sữa, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Dung, một người chuyên bán hàng nhập khẩu từ Australia trên mạng cho biết hàng bán rất chạy, khách hàng liên tục gửi đơn đặt hàng. Ngược lại, chị Hạnh, một người bán hàng nhập khẩu Thái Lan ở khu Nghĩa Tân, Hà Nội cho biết chị dự định đóng cửa hàng vì ít khách, trong khi cùng mặt hàng đó cạnh tranh ngày càng nhiều.

Anh Đức